Đang tải dữ liệu ...
logo

  Với diễn biến bệnh nhanh và lây lan rộng, đây là căn bệnh đáng sợ nhất đối với các nhà vườn. Để phần nào giúp bà con nhận định được căn bệnh đáng sợ này và có những biện pháp phòng trừ kịp thời, chúng ta cùng tìm hiểu về các nguyên nhân, triệu chứng cũng như sự phát sinh phát triển bệnh chết nhanh trên cây tiêu ngay bây giờ nhé!

                                                  

1. Nguyên nhân gây bệnh chết nhanh trên cây tiêu

      Bệnh thường do nấm Phytophthora spp. kết hợp với các loại nấm khác gây nên. Loại nấm gây hại chủ yếu và khiến rễ bị thối nhanh là nấm Phytophthora capsori nằm sâu trong đất.

      Nấm phát triển khi trời mưa, trong điều kiện đất ngập nước nên bệnh chết nhanh thường bùng phát chủ yếu vào những tháng mưa nhiều và tập trung ở những vùng đất trũng, không thoát nước tốt. Nếu bệnh bùng phát trong điều kiện mưa nhiều và kéo dài thì khả năng lây lan nhanh, có thể phát triển thành dịch và khó ngăn chặn.

      Bệnh xuất hiện chủ yêu ở những cây có sức sinh trưởng kém, khả năng chống chịu thấp do không được chăm sóc kỹ lưỡng. Cây có vết thưởng ở rễ.

     Nấm Phytophthora spp. thường sống trong đất, lây lan chủ yếu qua nước mưa, từ vùng đất cao xuống vùng đất thấp. Nước tưới có chứa nguồn bệnh hoặc các thân, cành, lá tiêu bị bệnh lây lan qua những vùng khác.

      Ở những vườn cây ẩm thấp, bộ tán rậm rạp có độ ẩm không khí cao, nấm bệnh phát triển mạnh hơn.

 2. Triệu chứng bệnh chết nhanh.

     Bệnh chết nhanh thường bắt đầu từ rễ, sau đó lây lan lên thân, lá, cành quả. Nấm bệnh có thể gây hại lên tất cả các bộ phận của cây. Triệu chứng của bệnh ở mỗi bộ phận như sau:

a. Triệu chứng ở phần cổ rễ.

     Đây thường là điểm tấn công của nấm bệnh. Khi bị nấm tấn công, phần cổ rễ tiếp giáp với mặt đất xuất hiện những vết thâm đen. Nấm tấn công và xâm nhập vào hệ thống mạch dẫn của cây tiêu khiến cây không thể hút nước và chất dinh dưỡng lên nuôi cây khiến lá bị héo. Nếu bị nhẹ thì lá chỉ bắt đầu héo những vẫn còn màu xanh, sau dần mới úa vàng cục bộ, héo rũ và chết khô theo dây tiêu. Thời gian phát bệnh nhanh, thường từ khi cây bị héo đến khi cây chết khô chỉ trong vòng 5- 10 ngày nên được gọi là bệnh chết nhanh. Khi cây bị bệnh nặng, hệ thân ngầm và rễ cây đổi màu thâm đen, hư thối và xuất hiện trơn nhớt có mùi thối khó chịu.

                                    

b. Triệu chứng trên rễ cây.

      Nấm Phytophthora thường nằm trong đất nên hệ thống rễ cây tiêu thường bị tấn công đầu tiên. Nấm thường tấn công vào các rễ nhỏ của cây, sau đó từ hệ thống mạch dẫn di chuyển dần sang hệ thống rễ chính rồi lên cổ rễ. Nấm tấn công nhanh và làm thối rễ từ dưới đất khiến cây bị suy yếu từ từ, chậm phát triển, vàng lá. Biểu hiện bên ngoài của cây khá giống với bệnh chết chậm nhưng chỉ vài tuần là cây héo rũ rồi chết.

c. Triệu chứng trên thân, cành, lá.

                                                    

     Nếu nấm bệnh tấn công lên những bộ phận như thân, cành, lá thì các bộ phận này sẽ bị thối đen. Khi bị nấm tấn công, lá sẽ bị mềm ra và sũng nước. Từ đó xuất hiện các vết thâm đen rồi thối dần, cành thối và cháy lá. Những lá tiêu nằm sát với mặt đất thường dễ nhiễm bệnh hơn, do nấm Phytophthora theo nước mưa bắn lên lá và lây lan thành bệnh.

d. Triệu chứng trên gié hoa và quả.

     Đây thường không phải là nơi bắt nguồn của bệnh, nhưng khi bị nấm tấn công các gié hoa sẽ bị rụng, quả và gié bị thâm đen.

3. Biện pháp phòng trừ.

Bệnh chết nhanh thường khó điều trị tận gốc, khi phát hiện ra bệnh thường thì bệnh đã bị nặng nên chỉ có thể loại bỏ cây và tiêu hủy ra khỏi vườn. Chính vì vậy để vườn cây tránh xa khỏi bệnh chết nhanh chúng ta cần áp dụng các biện pháp phòng là chủ yếu. Bà con nông dân nên áp dụng kết hợp các biện pháp canh tác và sinh học, phòng trừ tổng hợp để giúp vườn cây được phát triển tốt nhất, tạo sức đề kháng cho cây và giúp cây có khả năng chống lại bệnh.

  • Đối với đất trồng tiêu, nên chọn đất có tầng canh tác dày, thoát nước tốt, mực nước ngầm thấp để nấm không có điều kiện phát triển.
  • Chọn giống có đầy đủ tiêu chuẩn xuất vườn, giống sạch bệnh. Đặc biệt không lấy những giống từ cây tiêu đã bị bệnh chết nhanh.
  • Trước khi trồng cần xử lý hom giống bằng các loại thuốc trừ nấm như Aliette 80 WP, Ridomil Gold 68 WP

                                  

  • Nếu phát hiện vườn bệnh bên cạnh xuất hiện dấu hiệu của bệnh chết nhanh, cần áp dụng mọi biện pháp để ngăn ngừa xâm nhập, đặc biệt là nước mưa từ vườn bệnh qua vườn chưa bị bệnh. Bạn có thể đào rãnh mương để cắt nước từ vườn bệnh,sau khi đào rãnh có thể phun đồng đỏ để tiêu diệt nấm bệnh. Vun cao gốc tiêu để không bị nước đọng làm thối rễ. Sử dụng các thuộc gốc đồng để quét gốc.

                                                          

  • Trong mùa mưa cần thường xuyên kiểm tra vườn cây, nếu có đợt mưa sau thời gian khô hạn kéo dài sẽ rất dễ có nấm bệnh phát sinh nên bạn cần quan sát kĩ lưỡng. Nếu phát hiện ra cây bị bệnh cần đào bỏ ngay và dọn sạch tất cả những tàn dư như thân, lá, cành ra khỏi vườn rồi tiêu hủy.
  • Trong quá trình trồng và chăm sóc cần chú ý tạo điều kiện thuận lợi nhất cho vườn tiêu phát triển, chú ý trồng cây rừng chắn gió và che bóng để tạo điều kiện nhiệt độ, độ ẩm thích hợp cho vườn tiêu phát triển.
  • Cần rong tỉa các cây chắn gió, cây trụ sống vào đầu mùa mưa để tạo độ thông thoáng trong vườn tiêu. Cây được nhận ánh sáng mặt trời đầy đủ sẽ tăng khả năng quang hợp và giảm ẩm độ trong đất khiến nấm không thể phát triển. Bạn cũng có thể tận dụng những cành đã chặt để che phủ đất ngăn nấm bệnh văng lên cây tiêu.
  • Trồng tiêu ở mật độ hợp lí.
  • Trồng các loại cây che phủ như lạc dại vào giữa các hàng tiêu để kìm hãm sự lan truyền của nấm bệnh và hạn chế việc văng các đất chứa nấm bệnh lên các lá tiêu nằm ở gần mặt đất trong mùa mưa.

                                                                    

  • Trong quá trình làm cỏ, xới đất hay bón phân tránh gây ra các vết thương trên thâm ngầm và rễ tiêu. Đối với những loại cỏ mọc gần nên nhổ bằng tay để tránh làm tổn thương rễ. Nếu bón phân vô cơ bạn cần cần chú ý không nên bón thẳng vào sát gốc hay phần thân của cây tiêu.
  • Nên loại bỏ những dây lươn và các nhánh cây nằm cách mặt đất khoảng 30 cm để tạo độ thông thoáng cho gốc tiêu và hạn chế sự tiếp xúc của đất lên lá tiêu khi trời mưa xuống. Sẽ không bị nhiễm bệnh thông qua đường lá.
  • Trong mùa mưa cần chú ý tạo hệ thống thoát nước hợp lí cho cây, tránh ứ đọng nước vào gốc tiêu sẽ tạo điều kiện lây lan cho nấm Phytophthora.
  • Bón phân vô cơ hợp lý và cân đối. Không nên lạm dụng.
  • Thường xuyên bón phân vô cơ cho đất, sử dụng các loại phân chuồng ủ hoai để tăng thêm hàm lượng chất hữu cơ. Bạn cũng có thể sử dụng thân của các loại cây như xoan, đậu tương, các loại cây họ đậu, rơm rạ để tủ gốc. Vừa tạo che gốc ngăn không cho lây lan bệnh lên lá, vừa tăng thêm các vi sinh vật có khả năng đối kháng với nấm bệnh.
  • Các loại cây như bầu, bí, cao su, ca cao, sầu riêng, bơ và các loại cà nơi ký chủ của nấm Phytophthora nên bạn không nên trồng xen canh vào vườn tiêu.
  • Sử dụng các chế phẩm sinh học để hạn chế sự phát triển của nấm Phytophthora như Trichoderma, bón vào gốc 4 lần/năm.

                                                                   

  • Nếu phát hiện ra bệnh sớm, khi cổ rễ mới xuất hiện chấm đen bạn có thể áp dụng các loại thuốc hóa học có chứa hoạt chất dùng thuốc như Saaf 75WP + Rampart 35SD, Libero 800WP, Dove 80WP + Alfamin 35WP, Thiram 80WG... . Cần xử lý đất nơi cây bị nhiễm bệnh và phun lên cả cây để tăng sức đề kháng cho cây. Xử lý khoảng 3 lần, mỗi lần cách nhau 15 ngày để loại bỏ bệnh hoàn toàn.

                          

 

 

Hỗ trợ trục tuyến
icon skype ĐÌNH TUYỂN
SĐT : 0967060540
Email : ĐÌNH TUYỂN
icon skype HUYỀN NGUYỄN
SĐT : 0915 84 0008
Email : HUYỀN NGUYỄN